Trang chủ 4rum [X]Saint Bang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chủ 4rum [X]Saint Bang

o0o Chú ý: Để nhận được Email xác nhận kích hoạt thì Email đăg ký của bạn phải là @yahoo.com.vn . VD xsaint@yahoo.com.vn o0o
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Nghiệp chướng

Go down 
Tác giảThông điệp
kittymimi
Tiếng tăm lừng lẫy
Tiếng tăm lừng lẫy
kittymimi


Nữ Horse
Tổng số bài gửi : 408
Points : 702
Danh vọng : 22
Ngày gia nhập 4rum : 23/11/2010
Tuổi : 34
Tên nv trong Game : kittymimi, MyKute

Nghiệp chướng Empty
Bài gửiTiêu đề: Nghiệp chướng   Nghiệp chướng Asdasd1031/7/2011, 18:17

Hôm nay Wind gửi cho My bài Karma ( nghiệp chướng)



[You must be registered and logged in to see this link.]

Rất hay nhưng làm My thắc mắc: nghiệp chướng là gì ?

Sau 1 hồi ko hỏi đc ai định nghĩa dễ hiểu thì My google và tìm đc vài bài mà My đọc thấy hay hay, chia sẻ với mọi người theo mong muốn của tác giả:



Câu chuyện thứ nhất:

Tôi có cảm nhận nghiệp chướng là có thật. Và tính nhân quả là điều không sai. Nhưng có điều tôi không thể coi đây là một lý thuyết mà chỉ là một cảm nhận qua những gì tôi đã nhận thấy trong cuộc đời tối. Tôi kể những câu chuyện này là những gì tôi đã trải qua và chứng nghiệm bằng chính cuộc đời mình.
Hy vọng rằng các bạn sẽ chia sẻ.


Bà nói với tôi giọng phẫn uất:
-"Thằng ấy chính là chú tôi. Lúc không nhà không cửa tôi cho nó ở nhờ 800 m vuông đất. Nó ở từ năm 76 đến giờ (2000). Bây giờ đòi nó không trả. Tôi bán nhà bán cửa theo kiện, tốn kém cả chục năm trời. Nhưng nó vẫn trơ ra. Tôi còn cái nhà hơn 300 cây sẽ bán nốt. Tôi sẽ theo kiện đến cùng. Không xong tôi ra giữa chợ Bến Thành tẩm xăng tự tử. Tôi cũng ăn chay, làm công quả. Sao tôi khổ thế này!".

Nhìn người đàn bà đăng quằn quại trong tâm hồn, tôi không khỏi cám cảnh cho bà ta. Bà ấy chỉ có một mẹ một con. Bản thân bà cũng là con gái duy nhất của một bà mẹ mà bố bà ấy đã bỏ đi từ nhỏ.

Tôi ra được quẻ: Kinh Lưu Niên. Tôi giật mình: "Đây chính là quẻ của định mệnh, quẻ của nghiệp chướng phải trả". Tôi hỏi bà: "Bà đã bán đi nhiều nhà lắm hả?". "Dà! Mẹ tôi chết đi để lại cho tôi gần chục căn nhà, tôi đã bán hết theo kiện. Tôi nay chỉ còn một cái đang ở. Tôi sẽ bán nốt theo kiện đến cùng. Tôi tức lắm. Nó ăn không, ăn hỏng của tôi".

Kinh Lưu Niên, một sự lừa đảo, chèn ép, bất lương....

Tôi chợt hỏi bà:
-"Có phải mẹ của bà ngày xưa sống bằng nghề cho vay nặng lãi không?".
-"Sao thầy biết?".
-"Quẻ nói vậy! Đây chính là nghiệp chướng của bà! Ngày xưa mẹ bà sau khí ông chồng bỏ đi chỉ còn một cái nhà duy nhất. Còn ít vốn mẹ bà đã sống bằng nghề cho vay nặng lãi. Tài sản mà mẹ bà để lại cho bà chính là do xiết nợ người ta mà có. Cái nhà bà đang ở chính là cái tài sản mẹ bà có trước khi làm nghề này...".
-"Đâu! Thày nói sai rồi! Nhà mẹ tôi ngày xưa bán lâu rồi. Đây là cái nhà tôi mua sau này!".
-"Bà không hiểu ý tôi. Tôi muốn nói rằng: Nó tương đượng với cái nhà mà mẹ bà chỉ còn một cái trước khi làm nghề này. Nó là giá trị tài sản đích thực của mẹ bà".

Bà ta ngồi im lặng. Tôi nói tiếp:
-"Bà hãy bình tĩnh nghĩ lại! Những người ngày xưa cũng đã bao lần uất ức vì họ nghèo không trả được nợ khiến gia đình họ phải tan nát. Bây giờ nghiệp quả báo ứng thì bà phải mất đi dưới hình thức khác. Có thể chính do bà ăn chay và làm công quả, nên dun dủi bà đến đây và tôi coi thấy được điều này. Nên tôi khuyên bà đừng theo kiện nữa. Của trời, Trời lại lấy đi. Bà có cái nhà trị giá 300 cây , bà còn sướng hơn nhiều người. Nếu tối nói đúng thì bà hãy rũ bỏ và bình tâm sống với tài sản còn lại . Theo tôi nó mới đích thực của bà. ...".

Tôi không nhớ tôi còn nói gì nữa không. Nhưng người đàn bà ấy im lặng ra về. Nhìn người đàn bà thất thểu ra cửa vì tự thấy mình oan trái. Tôi ngậm ngùi nghĩ đến câu của các cụ truyền lại:

Ngày xưa quả báo thì lâu.
Bây giờ quả báo ở đâu đến liền.

Hình như bài ca này có nguyên ủy từ vũ trụ: Các thiên thể quay theo hình xoắn ốc rời khỏi tâm với tốc độ góc ngày càng nhanh. Có thể chính tốc độ vũ trụ ngày càng nhanh cho một thiên thể, nên sự tương tác cũng nhanh theo tốc độ chuyển động trong một chu kỳ của nó.




Câu chuyện thứ 2:

Nàng có chồng Việt kiều vốn con nhà tử tế và chỉ chờ đi Hoa Kỳ.

Với tôi nàng cũng có mối quan hệ dây mơ rễ má, nên nàng thường hỏi tôi:
-"Bao giờ em xuất ngoại?".
-"Năm nay chưa được!".

Chồng nàng đã định cư ở Hoa Kỳ đến lúc cưới nàng là đã 16/ 17 năm sống nới đất khách. Nhưng vẫn chưa thi nhập quốc tịch. Khi lấy vợ, người chồng cũng chí thú làm ăn và thi quốc tịch để bảo lãnh vợ. Câu trả lời của tôi vẫn đều đặn là:
-"Năm nay chưa đi được".

Ròng rã cũng 9 năm trời. Nàng thiếu điều muốn chửi tôi. Thật xui cho nàng, lúc thì chồng thi trượt, lúc thì "đánh piano" vân tay lại bị nước vôi ăn do làm nghề thợ nề. Năm thì say rượu đụng xe...Rồi thì hồ sơ bào lãnh cũng đến thì nàng lại bị cật vấn sao lấy chồng gần 10 năm chưa có con?

Cuối cùng tôi phải khuyên nàng thả chim phóng sinh. Nhưng ở tỉnh lẻ như nàng chẳng có chỗ nào bán chim phóng sinh cả? Lên Sài Gòn đi tìm cả ngày trời cũng chẳng có. Không hiểu tại sao lại như vậy? Nàng vẫn loay hoay bổ sung giấy tờ. Bên Hoa Kỳ thì nhờ luật sư. Tất cả anh em bên chồng ở Hoa Kỳ đứng ra bảo lãnh và cam kết, nàng vẫn chưa đi được. Cuối cùng, nàng phải lên tận núi Bà Đen ở Tây Ninh mới mua được chim phóng sinh để thả.

Nàng đến nói với tôi :
-"Em đã thả chim rồi. Em mua hết chim tốn cả gần 2.000.000đ, tính cả tàu xe đấy!".

Tôi hơi buồn và nói với nàng:
-"Em sẽ đi trong năm nay".

Khi nàng ra về với sự vui vẻ, tôi nói với vợ tôi:"Người này không nhân hậu và ích kỷ. Có ra nước ngoài cũng không khá được". "Sao thế anh? Cô ấy vất vả lên tân núi Bà cầu phước mà?". "Đây là một cuộc đổi chác chứ làm phước gì! Làm phước thật thì chẳng tốn đến thế".

Đến nay nàng vẫn chưa có con. Làm ở đâu cũng đành hanh nên chẳng bền. Thật tội nghiệp.




Câu chuyện thứ 3:

Nhìn cô em gái vặt lông sống những con cò. Những con cò bị vặt lông trụi thùi lụi run rẩy trong đau đớn, chờ con người lấy hai thanh tre kẹp cổ, nướng trên lửa cho trụi hết lông con, xong mới làm thịt. Vợ tôi bảo: "Sao mày ác thế? Mày nhìn những con chim bị vặt lông kìa. Mày tưởng tượng nó đau đớn thế nào trước khi chết? Rồi mày lại sắp thiêu sống nó. Khủng khiếp quá!". Cô em vợ tôi tỉnh ngộ, đem cả chục con chim vừa có lông vừa trụi thùi lụi đi cho. Cô ta nói: "Từ nay em sẽ chẳng bao giờ ăn cò nữa". Nghe được câu chuyện này, tôi nói: "Con Liên sẽ sinh con trong năm nay và trở nên khá giả". Chẳng là cô ta đang có bầu, theo sự tính toán của tôi - nếu cô ta sinh con năm nay thì tốt và sang năm thì xấu mà bác sĩ dự sinh là vào khoảng trước hoặc sau Tết vài ngày.
- Tại sao thế hả anh? Chính nhờ em khuyên nó mới không nướng những con cò đấy chứ?
- Việc giết cò vì vô ý thức, nên không thể coi cô ta là ác. Nhưng chính sự thức tỉnh - chợt ngộ - từ trong tâm khiến cô ấy không ăn cò nữa, chứng tỏ cô ấy có tâm hiền. Lời khuyên chỉ là tác động bên ngoài mà thôi.
Sự việc nghiệm, cô Liên sinh con trước Tết và khá giả. Câu chuyện cách đây cũng khoảng 15 năm rồi.
Vũ trụ huyền vĩ mênh mông, hư ảo. Nghiệp chướng trùng trùng, không dễ mấy ai ngộ được.




Câu chuyện thứ 4:

1 gia đình , đời Ông Nội sống thời Pháp thuộc , Ông có một khă năng cờ bạc bịp chưa bao giờ biết thua chỉ có thắng nhiều hay ít và không bị phát hiện vì ông luôn di chuyển theo ghe đi về lục tỉnh dắt theo cậu con cả như người hầu , nhưng tuyệt nhiên không muốn cho con mình theo con đường đó nhưng cậu ta do chẳng được học hành gì nên chỉ tiếp nhận những gì xảy ra ở sòng bạc 1 cách thông minh khi mới vừa 14 tuổi , tên thường gọi ở nhà của các con cũng mang tên các quân bài như Cô XẬP , cậu XÌ , Cô XÁM , Cậu MÁNH , thế rồi ông mất đi khi còn rất trẻ chưa đến 50 các con còn rất nhỏ Cô Xập vừa tròn 16 Cậu Mánh vừa lên 10 , cuộc sống Phong lưu khi ông được bạc nhưng chả có đồng để dành , cửa nhà sa sút Cậu Xì sớm đội bánh trên đầu bán dạo để nuôi mẹ và em , chẳng biết là may hay rủi khi cậu được 1 ông trùm thuốc phiện và cờ bạc đem về nuôi , cậu phát huy năng khiếu được tích lủy trong những tháng ngày theo Bố , Cứ cậu cầm hộ bài cho ai người ấy thắng bạc !!! khỏi phải nói đời cậu được thế giới đỏ đen nuông chiều như thần tài trên chiếu bạc . Đời cậu lại sang trang khi có tay trọc phú đưa hẳn cậu về nhà và cùng gia đình người ấy xuống tàu sang Pháp . Cậu chả phải làm gì cứ theo lão trọc phú ấy chia bài và ngồi vào chân nào trống . vì cuộc đời cuốn đi như thế cậu trở thành Đại phú có nhiều điền sản tiền của , nhưng cậu đã mất đi những người thân mà tâm nguyện cậu khi có tiền đem về nuôi sống gia đình . Có tiền tất nhiên cậu sở hữu 1 cô vợ đầm rất đẹp nhưng cô vợ là cổ máy tiêu tiền như diễn viên điện ảnh nhưng không sanh 1 đứa con nào cho cậu , nỗi đau đáu quê hương cậu có thêm người vợ việt ở miền nam nước pháp , Bà này sanh được cho Cậu 2 người con , một trai một gái , ăn học thì chọn trường Hoàng Gia để gởi 2 Con không ngại tốn kém . thế nhưng nghiệp chướng oan gia khi cậu con trai vừa xong trung học cậu lại lao vào ma túy với băng xã hội đen người ả rập , cô con gái lao vào casino như 1 cách đốt điền sản của bố , hệ quả tất yếu cuối đời ông lại chết cô độc trong nhà dưỡng lão . không người thân khi các con ông không còn đường quay về. Thật là oan gia nghiệp chướng của THIÊN TRẢ ĐỊA .




Câu chuyện thứ 5:

Anh ta đến gặp tôi với vẻ mặt buồn bã: "Thầy xem cho em, hôm nay em sang Mỏ Cày đòi nợ có được không? Nó nợ em 1.500.000 mà đến nay mãi chưa trả" (Thời giá khoảng năm 1990). Tôi độn quẻ và trả lời: "Người này rất nghèo. Họ không có khả năng trả anh. Nhưng nếu anh đòi được họ số tiền này thì mẹ anh sẽ bệnh năng và có thể chết!". Anh ta giật mình: "Thưa thày! Đúng là nhà nó nghèo thật. Em cũng không hy vọng nó có trả cho em. Nhưng cũng chính vì mẹ em bệnh mà nhà cũng khó quá, nên em phải đi đòi nợ. Được đồng nào hay đồng đó. Nhưng nay thày nói thế thì em biết làm sao bây giờ?". Tôi trả lời: "Nếu anh sang nhà con nợ của anh và nói vì thấy họ nghèo anh cho họ số nợ này để họ yên tâm sống, anh có làm được không? Nếu anh làm được thì mẹ anh sẽ khỏi bệnh và sau ba tháng anh sẽ có một số tiền gấp 10 lần số anh cho. Cụ thể là 15.000.000 đồng!". Anh ta ngồi suy nghĩ một lúc và hỏi lại tôi: "Thưa thày! Nếu em nghe lời thày, không đòi nợ nữa, nhưng cũng không cho mà để họ tùy ý trả thì mẹ em có khỏi bệnh và em có tiền không?" Tôi nói: "Nếu thế thì mẹ anh vẫn khỏi bệnh, nhưng ba tháng sau anh sẽ chỉ có số tiền gấp ba số tiền hiện nay!". Anh ta mừng rỡ nói: "Thưa Thày! Em hứa với thày, nếu thày nói đúng thì em sẽ mời thày đi nhà hàng nổi nhậu một bữa không say không về". Tôi cười và nói với anh ta: "Tôi sợ lúc ấy anh không còn đồng nào để mời tôi đi nhà hàng nổi". Anh ta ngạc nhiên: "Sao thế ạ? Không lẽ với số tiền lớn như thế mà em không mời nổi thày đi ăn nhà hàng nổi?". "Đến lúc đó anh sẽ biết tại sao!". Anh ta nói: "Thầy yên tâm đi, đến lúc đó em sẽ quay lại đây rước thày đi nhậu.'. Nói xong anh ta vui vẻ tặng tôi gói thuốc Jet rồi ra về.
Một năm trôi qua. Anh ta quay lại mặt thiểu não nói với tôi: "Thày nói đúng quá! Khi em về thì vài ngày sau mẹ em bớt bệnh, khỏe lại! Ba tháng sau bà con bên Mỹ gửi về cho em một số tiền Dol, đổi ra tiền Việt được hơn 4,500. 000. Nhưng cái nhà em đang ở của ba anh em chúng em. Hai người anh khá giả ra ở riêng. Nay thấy em có tiền, họ về đánh giá trị cái nhà là 7.500. 000. Hai anh em hứa sẽ không sở hữu nhà nếu em đưa họ 5.000. 000. Thế là em phải chạy sất bất mới vay được 500. 000 để đưa họ. Nên chẳng còn tiền đâu để mời thày đi. Thày thông cảm, thày cũng nói trước rồi mà - Anh ta nói tiếp - hôm nay em đến để hỏi thày: Nếu bây giờ em sang nhà con nợ và nói cho họ luôn số nợ thì em còn được gấp 10 lần không?" . Tôi cười và nói với anh: "Nhân duyên lúc đó và bây giờ khác nhau. Bây giờ anh cho thì cũng muộn rồi. Tùy anh thôi. Nhưng nếu anh cho họ thì sau này anh sẽ khá giả". Anh ta buồn bã ra về. Sau đó tôi cũng không gặp lại anh ta nữa.
Ngày ấy nếu anh ta cho thì lòng hiếu thảo lo lắng cho người mẹ bệnh với lòng từ tha nợ cho một người nghèo (Trong trường hợp dự báo chưa chứng nghiệm), nghiệp duyên sẽ rất khác với việc vì cần tiền lớn hơn nên cho.




Câu chuyện thứ 6:

Nàng là người đứng đắn. ít nhất nàng tự cho là như thế. Bởi vậy, nàng không thể chấp nhận được chồng nàng đi bia ôm. Thật ghê tởm! Nàng khinh bỉ chồng nàng. Mặc dù chồng nàng hết sức năn nỉ xin tha lỗi. Nhưng nàng kiên quyết. Nàng yêu người khác mà nàng cho là thủy chung, sâu sắc và tử tế hơn người đã cùng nàng từ thuở hàn vi. Cuộc chia tay diễn ra, nàng chính thức lấy người nàng yêu.
Hơn 20 năm trôi qua - cuộc đời nàng là một chuỗi những lận đận. Từ hàng tỷ đồng của hơn 20 năm trước, đến nay vài trăm ngàn cũng ít có. Gặp lại nàng trong sự tiều tụy lo toan. Thật tôi cũng không ngờ đây là Hương Liên * của ngày xưa nữa. Điều này một thày bói đã nói với tôi từ hơn 20 năm về trước về nghiệp quả của nàng. Nhưng tôi phải công nhận người chồng sau tận tụy và thủy chung với nàng.
-------------------
* Tên đã thay đổi.






Câu chuyện thứ 7:

Hồi tôi còn nhỏ. mỗi khi giết gà, vịt làm cỗ cúng ông bà tổ tiên thì ba mẹ tôi luôn đuổi tôi ra chỗ khác. Ông bà không cho tôi nhìn thấy cảnh những sinh vật hiến tế cho nghi lễ của con người. Những người giúp việc cho nhà tôi rất tuân thủ điều này.Ngày ấy, mỗi khi tôi nhõng nhẽo đòi xem cắt cổ gà là lập tức ông bếp báo ngay với cha mẹ tôi và tôi được bế đi chỗ khác với vài cái đét đít của các chị tôi.

Nhưng tôi nhớ mãi một hiện tượng mà cho đến nay tôi không giải thích nổi. Đó là nhà tôi có mua được một con ngỗng. Nó nói được tiếng người. Tất nhiên nó không nói rảnh rọt như một con người mà chỉ một số câu. Mỗi khi tôi trêu chọc nó là nó sấn sổ lại tôi và nói" Muốn! Muốn!" "Mày trêu ông hà? Ông đánh chết mày bây giờ". Tiếng nói của nó không sõi. Đại khái tựa tựa như tiếng vịt nói tiếng người trong phim hoạt hình vịt Donal. Bình thường nó vẫn kêu như một con ngỗng.

Mẹ tôi sau thấy chỉ nuôi một con cũng tội , nên mua thêm một con nửa cho nó có bạn. Ký ức thời thơ ấu của tôi là hình ảnh hai con ngỗng quấn quýt và yêu thương nhau. Khi đến ngày mùng 5 tháng 5 một con phải ra tiệm thịt quay Tân Phúc Điền là tiệm thịt quay nổi tiếng Hanoi ngày xưa ở phố hàng Buồm. Tôi nhớ lại. lúc ấy con ngỗng còn lại kia cất tiếng bi thương thảm thiết. Vài tháng sau, con ngỗng biết nói kia lại bị cắt cổ làm đám giổ. Nó khỏe lắm, ông bếp, chị sen và cả mẹ tôi với bắt được nó phải chịu bó cánh và cẳng. Ngày ấy theo thông lệ, tôi lại bị đuổi đi chỗ khác. Tôi còn nghe được tiếng con ngỗng kêu: "Thôi chết tôi rồi! Ai cứu tối với" "Ai cứu tôi với!". Tôi lại nghe được câu nói quen thuộc: "Ngỗng à! Tao hóa kiếp cho mày làm kiếp khác! Đừng làm kiếp ngỗng cho tao ăn thịt". Sau đó tôi không còn nghe tiếng kêu thảm thiết của con ngỗng nữa. Chỉ một thời gian không lâu, gia cảnh gia đình tôi sa sút.

Có thể các bạn cho là trí tưởng tưởng trong ký ức tuổi thơ của tôi. Vâng! Cũng có thể như vậy! Nhưng tôi nhớ như vậy và đây là cảm nhận về nghiệp chướng đầu tiên của tôi trong cuộc đời mà tôi có thể nhớ được.






Câu chuyện thứ 8:

Tôi nhìn nàng và nói: "Cô là một đại gia. Nhưng thần sắc cô cho thấy cô là người rất nghiệt ngã với người làm. Cô quá cầu toàn và kỹ lưỡng nên không ai vừa ý cô cả. Xin lỗi! Cô cho tôi hỏi: Cô có lận đận tình duyên không?". "Thưa Thày không! Em một vợ một chồng và anh ấy vẫn sống với em".
"Lạ nhỉ? - Tôi thầm nghĩ - Có vấn đề gì trong tướng pháp và tuổi vợ chồng con cái người này?".
Cuối cùng tôi được biết rằng: Nàng đúng là đại gia. Nhưng là người vợ thứ 4 của một ông chồng vẫn sống đầy đủ với những người vợ ở không chờ nàng nuôi và hàng chục cô bồ các loại. Nhưng nàng vẫn thấy hạnh phúc. Thôi thế cũng được. Bà vợ thứ 7 của Pi Cát sô vẫn bằng lòng với hạnh phúc của mình. Bà phát biểu: Với tôi thì vẫn còn nửa cái ly. Nhưng các bà vợ khác của ông lại cho rằng: Chỉ còn nửa cái ly".
8 năm sau, nàng đã xuất ngoại. Chồng cũng đã thôi rồi. Nhưng phải thừa nhận nàng vẫn giàu có và lâu lâu lại về thăm tôi.




Câu chuyện thứ 9:

Tôi cắm đầu cắm cổ ăn bát bún bò giò heo. Tôi ăn theo kiểu cho lợn chết đói, vì đến cả nước cặn cũng không còn. Tôi ngẩng đầu lên thì hai người bạn gái tôi ngồi trước mặt cũng vừa ăn xong. Trong đó có một người gọi là yêu tôi và tôi cũng yêu nàng. Hai nàng bỏ lại cả nửa tô nước lèo với hai cục giò heo đầy nạc mà hai nàng chỉ nhấm nháp sơ qua. Vào thời ấy, cách đây gần 30 năm trước , người yêu tôi coi như đại gia, nàng có hẳn một tiệm may trung bình với vốn lận lưng ngót cả chục cây vàng. Còn tôi chỉ là một thợ cơ khí tuy bậc lương cao 4/7, nhưng nghèo xơ xác. Chẳng bao giờ có một xu dính túi, trừ ngày lĩnh lương.
Lúc ấy, sau lưng hai nàng có một người ăn mày cầm lon guigo chực xin hai nàng chút nước căn và đồ ăn thừa - lớp người mà thời ấy người ta gọi là "vét đĩa". Tôi bảo: "Đàng sau em có người xin đồ ăn thừa kìa! Em cho họ đi". Nàng ngoảnh mặt lại. Người ăn mày chìa cái lon guigo nói: "Xin hai cô". Nàng quay lại mặt lạnh như tiền, nói với tôi: "Em không bao giờ cho ai đồ ăn thừa cả. Phải tội chết!". Một thoáng cảm phục lòng nhân ái cao cả của nàng trong tôi. Tôi nói: "Vậy em mua cho ông ta một tô bún đi!". "Tiền đâu mà em mua cho người ta như vậy?". "Thế thì em cho ông ta chỗ nước lèo kia đi". Trả lời cho đề nghị của tôi, nàng đổ hai tô nước lèo vào làm một và chồng cái tô không lên. Nhìn người ăn mày thất thểu đi ra, tôi không thể không cảm thấy chạnh lòng. Tôi im lăng và cay đắng cho ông.
Cuộc tình của tôi với nàng không thành, vì ngoài tôi ra , nàng còn có người khác. Sau này nàng cũng lấy chồng và không phải anh bạn đồng hành với tôi. Chồng nàng có một vợ trước đã ly thân, nhưng vẫn quậy nàng khiến nàng chịu không nổi phải bỏ đi với đưa con gái. Sau này hỏi thăm nàng, tôi biết nàng đã về quê và mở tiệm chạp pô bán tạp hóa cho bà con trong xóm. Cũng có tin đồn là nàng đã chết khi tôi gặp lại người chủ nhà mà nàng đã thuê ngày trước. Chẳng biết tin đồn có đúng không. Nhưng làm tôi không khỏi chạnh buồn.




Câu chuyện thứ 10:

Làm phước giúp người là một hành vi tốt. Nhưng nghiệp quả lại là một chuyện khác khí con người không tự nhận thức mình.
Tôi xin kể một câu chuyện trong Kinh Thánh như sau:
Có một người đàn bà phạm tội ngoại tình và bị xử tử bằng cách ném đá cho đến chết. (Tất nhiên đây là một tôi thuộc phạm trù đạo đức theo quan niệm thời bấy giờ và bị mọi người căm ghét, ghê tởm). Chúa Giê Su đi qua và người đàn bà này cầu xin Chúa cứu mạng. Chúa bèn nói: "Ai là người nhận thấy mình hoàn toàn trong sạch thì hãy ném viên đá đầu tiên". Đám đông chựng lại rồi từ từ tản ra. Người đàn bà thoát chết.
Chúng ta thấy gì trong câu chuyện này? Đám đông phẫn nộ và nhân danh đạo đức kia có biết rằng họ phạm một tội còn lớn hơn là - giết người. Phải chăng Chúa không đạo đức bằng những người nhân danh đạo đức kia?
Tương tự như vậy, chúng ta đặt vấn đề rằng: Đám đông ném đá kia, cũng có rất nhiều người thực tâm tin rằng những viên đá của họ nhân danh đạo đức. Và họ cũng sẽ không hiểu tại sao cuộc đời đôi khi lại phi lý với họ. Cũng có thể họ đã từng làm phước và cũng nghĩ như vấn đề mà NVA đặt ra. Viết những dòng này ở thời hiện đại - có thể có người nghĩ rằng: Tôi làm phước mà chưa hề ném đá tại sao tôi lại vẫn vất vả?
Vậy chúng ta thử giả thiết một trường hợp: Có một cô gái điếm muốn xin đi làm. Không nơi nào nhận cô ta cả - nhân danh đạo đức. Cô ta phải quay lại nghề cũ và mọii người "Ồ" lên mà chứng tỏ rằng họ đã đúng khi không nhận cô ta. Cô ta mắc SiDa và chết. Phải chăng chính sự nghiệt ngã đã giết người? Và rất có thể trong số những người "đạo đức " nghiệt ngã nhưng thiếu nhân bản ấy , cũng không ít người làm phước.




Câu chuyện thứ 11:

Bà ăn chay vào rằm và mùng một, bà chỉ buôn bán và chẳng hề lừa dối ai bao giờ. Đôi khi bà cũng cúng dường và làm công quả. Bà giàu có và sống tiết kiệm, không xa hoa. Nhưng có một lần, đã trưa lắm rồi, tiếng còi tan tầm của thành phố đã hú lên. Một người nhà quê, ăn mặc lam lũ dừng quang gánh trước của hiệu của bà. Với vẻ mặt thiểu não, cô cất tiếng chào mời: "Bà ơi! Bà mua giúp cháu mấy mớ rau muống!". Bà nhìn cả nửa gánh rau còn xếp lớp trên quang gánh có vẻ ái ngại: "Bao nhiêu một mớ, rẻ thì tôi mua?". "Cháu chẳng dám nói thách bà. Bà mua cho cháu. một hào một mớ. Chợ ế quá! Đang ra cháu phải bán hai hào". Bà lắc đầu: "Trưa rồi! Tôi mua giúp cô thôi. Hào rưởi ba mớ. Cô bán tôi mua". "Bà trả rẻ quá! Tội nghiệp cháu'. Cô hàng rau nét mặt thiểu não lại gánh gánh rau đi. Nhưng được vài bước cô quay lại năn nỉ: "Thôi cháu cũng bán cho bà. Bà mua giúp cháu". Cô hạ gánh rau xuống đếm ba mớ rau đưa cho bà. Bà đưa hai hào bảo trả lại tiền cho bà. Cô hàng rau nét mặt buồn rầu, tháo ruột tượng lần tay lấy tiền trả lại. "Bà ơi, bà cho cháu hai hào" "Không". Cô hàng rau, trả lại bà năm xu rồi gánh rau đi, nét mặt đầy đau khổ.
Ngày ấy tôi còn bé lắm. Tôi chơi trước cửa hiệu của bà. Sau này, cái cửa hiệu ngày xưa mà bọn trẻ chúng tôi hay tụ tập chỉ thấy đóng cửa im ỉm. Tôi không tìm thấy ở đấy những hàng hóa chất đống và tỏa đi khắp chợ cùng quê nữa.




Câu chuyện thứ 12:

<p>Có một bài viết về nghiệp chướng rất hấp dẫn của ông Nguyễn Ngọc Ngạn cũng nói về nghiệp chướng ở bên tuvilyso.net do hiendde post lên. Nhưng tôi quay lại tìm mãi không biết câu chuyện nằm ở trang nào nên đành chịu. Câu chuyện có nội dung tóm tắt như sau:
Vào thời Tây có một tay phú ông giàu có miền quê, tranh cử ông nghị. Ông nghị khi lên phố chơi bời quen một cô đào rượu. Cô đào có mang và thất nghiệp, về tìm ông nghị xin cứu trợ. Ông nghị từ chối, cô đào uất ức tự tử. Hồn ma hai mẹ con ám ảnh ông này đến chết.
Xem câu chuyện này, người ta cảm giác ghê rợn và sợ tạo nghiệp. Nhưng làm cho con người tưởng rằng tạo nghiệp là phải làm một cái gì đó lớn lao, ghê rợn, như làm người ta chết oan, sát hại sinh linh..vv...Thực ra nghiệp chướng len lỏi trong cuộc đời đôi khi thể hiện bằng những hành động rất đơn giản, nhưng lại thể hiện bản chất của người mang nghiệp. Những câu chuyện tôi kể trên đây hoàn toàn có thật và nghiệp chướng đến với chúng ta đôi khi từ những hành vi tưởng chừng vô thưởng vô phát, nhưng cũng đủ nặng nề nếu chúng ta không kiểm soát được ý thức.

Tôi quen một đại gia nữ, có chồng nước ngoài. Trong làm ăn cô có với một đối tác quan trọng đồng hương với chồng. Đối tác này bị một bệnh nan y đe doa tính mạng và tất nhiên ảnh hướng lớn đến công việc làm ăn của cô ta. Để chữa khỏi bệnh cho ông này thày lang khuyên phải lấy gan một con ngựa trắng nấu thuốc mới khỏi bệnh. Cô ta đã lùng sục khắp nơi để tìm bằng được một con ngựa trắng. Cô ta mua con ngựa này với giá cao và nhờ người địa phương giết thị chỉ lấy lá gan cho người bệnh.
Nhưng sau đó cô hay nằm mơ thấy con ngựa trắng đứng ở sân vườn trước cửa nhà. Bị ám ảnh hoài, cô ta hỏi một vị thiền sư về nguyên nhân hóa giải. Nghe được câu truyện, vị thiền sư khuyên cô ta tạc tượng một con ngựa bằng đá trắng để trước cửa. Cô ta hoài nghi lời khuyên của vị thiền sư này, vì cô không cho rằng việc bỏ tiền ra mua một con ngựa với mục đích chữa bệnh cứu người lại có thể phiến phức đến thế, nên không làm. Vài tháng sau, cô ta bị chính người nước ngoài mà côp đã cất công cứu chữa lừa một mẻ lớn khiến lao đao gần như phá sản. Sau cú lừa đó, người này cũng chết và cô không còn hy vọng thu hồi được tiền. Sau đó cô mang nợ và suy sụp, chồng bỏ và cô phá sản. Đến bây giờ cô chỉ có hai bàn tay trắng và sống lay lứt trong sự ngờ vực của con người
Về Đầu Trang Go down
kittymimi
Tiếng tăm lừng lẫy
Tiếng tăm lừng lẫy
kittymimi


Nữ Horse
Tổng số bài gửi : 408
Points : 702
Danh vọng : 22
Ngày gia nhập 4rum : 23/11/2010
Tuổi : 34
Tên nv trong Game : kittymimi, MyKute

Nghiệp chướng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghiệp chướng   Nghiệp chướng Asdasd1031/7/2011, 18:47

Câu chuyện thứ 13:



"Tôi không muốn ăn óc khỉ. Thật ghê rợn và thương tâm. Tuy tôi vẫn múc một miếng nhỏ trong sự kêu la dãy chết của con vật. Nhưng tôi không ăn mà lén bỏ đi. Các anh tôi thì ăn ngon lành với bạn của họ. Sau này tất cả những người ăn óc khỉ hôm ấy , kẻ thương tật, kẻ phá sản, kẻ đi tù, vợ con tan nát". Anh trầm trầm vẻ hơi buồn nói với tôi. Câu chuyện chỉ nghe thoáng qua như vậy trong lúc trà dư tửu hậu.


Chúng tôi bàn sang chuyện Phong thủy nhà anh - lúc này anh kinh doanh có phần chựng lại và có nguy cơ phá sản - tôi khuyên anh nên bỏ cái hầm cầu đặt giữa nhà. Nhưng vợ anh nhất định không chịu. Bốn năm sau tôi gặp lại anh với một thân hình tiều tụy trong bộ quần áo sờn rách. Tôi không thể ngờ đây là một đại gia ngày xưa đã từng ra vào những nơi nhà hàng khách sạn sang trọng, sài tiền như rác.


"Nhà cửa tài sản của em phải bán hết để trả nợ rồi anh ạ. Em không đi tù là may"
Hình ảnh tiều tụy của anh khiến tôi nhớ lại câu chuyện ăn óc khỉ của anh ngày xưa. Anh không ăn, chỉ múc một miếng nhỏ rồi lén bỏ đi. Nhưng anh ngồi lạnh lùng chứng kiến những con người ăn tươi nuốt sống một con vật trong sự la hét kinh hoàng của nó. Có thể sự tàn ác và hậu quả này không hề có sự liên hệ với nhau. Nhưng thật là ấn tượng trong tôi.





Câu chuyện thứ 14:

Đức Phật nói"
"Chiếc bao tử của con người là mồ chôn hàng vạn sinh linh".

Bởi vậy, nếu ăn chay được thì tốt. Nhưng bản thân chú nếu ăn chay trong một gia đình ăn mặn thì chú sẽ vì ý muốn gọi là thánh thiện 30% của chú mà làm khổ cho người nấu ăn cho chú. Vì họ phải nấu hai bếp. Nên chú chọn giải pháp mà chú gọi đùa là "Đờ mi (Demi) chay". Tức là chú chỉ ăn rau trong món rau cải xào thịt bò. Hi!
Chú thường nói: "Nếu ăn chay mà thành Phật thì con bò thành Phật lâu rồi". Cái này chỉ bớt nghiệp thôi.
Tổ Trúc Lâm nói: Vạn sự tùy duyên.
Dịch viết: "Quân tử tùy thời biến Dịch.






Câu chuyện thứ 15:

Nếu tôi nhớ không nhầm thì vào khoảng những năm 80, lâu quá tôi không nhớ chính xác thời gian. Anh ta là đại lý phân phối hãng phân Con Cò của cả tỉnh Bến Tre. Cơ sở của anh ở ngay bến sông. Ngày ấy loại như anh xếp vào hàng đại gia. Anh đi đâu cũng có người chở anh bằng honda. Như thế là oai lắm. Vì lúc ấy chưa ai có xe hơi để đi cả, người nghèo thì có xe đạp đi cũng may lắm rồi. Anh ta có hai vợ và điều độc đáo là họ là chị em ruột và đều yêu anh tha thiết. Hi.


Anh ta rất lạnh lùng, con người của công việc nên khá độc đoán. Anh không đếm xỉa gì tình cảm của những người xung quanh anh. Anh cũng không cần để ý tới điều đó. Có một lần, vợ cả anh ta mời tôi đến xem giúp tính duyên và phàn nàn về sự thờ ơ của chồng, do mối tình với em gái bà ta.Tôi khuyên bà ta nên sinh con vào năm đó (cũng rất gần thời gian tôi xem) thì sẽ đỡ hơn.


Khi anh ta đến tôi nhờ tư vấn, tôi thấy thần sắc anh lạnh lùng, độc đoán, dương khí rất vượng, âm khí suy kiệt người lại gầy gò ốm yếu. Tôi gieo quẻ giật mình: "Thôi chết rồi! Anh ta nguy mất!". Quẻ cho thấy cả anh và người lái xe hon da chở anh đều bị tai nạn. Tôi nói anh hãy thận trọng vào tháng đó, năm đó và giải pháp của tôi là hai người không nên đi chung xe, hy vọng anh ta thoát nạn.Tôi cẩn thận viết cho anh một miếng giấy để nhớ. Nhưng thực tâm tôi không hiểu sao thần sắc anh lại suy như vậy.
Đúng vào tháng đó, hai thày trò đi ngược chiều nhau và chính họ tông phải nhau ngay gần cầu 1 - 5 (Gần Ngân hàng phát triển nông thôn bây giờ). Anh ta lăn ra chết tại chỗ, còn người lái xe cho anh bị thương nặng. Thật là chuyện cực kỳ hi hữu. Ngày ấy, đường tuy không lớn, nhưng có thể coi là rất rộng với mật độ xe honda. Bản thân con đường đó cũng là con đường rộng ở t/x Bến Tre vào thời bấy giờ. Cái này thì tôi chịu, không thể ngờ được.


Trong đám ma, người nhà tìm được miếng giấy của tôi ghi lại. Người vợ cả đến tôi nhờ tư vấn cho tương lai của bà. Tôi cũng thắc mắc không hiểu sao anh ta lại chết khi bà nghe tôi sinh con đúng vào năm đó - theo cách hiểu của tôi thì anh ta không thể chết được? Bà ấy than phiền là khi bà ấy tâm sự với người thân về lời khuyên của tôi, nói thầy bảo sinh con năm đó sẽ bảo đảm được hạnh phúc thì người em gái bà cũng nghe được. Cô ta cũng sinh con đúng vào năm đó và sinh sau bà.
Tôi giải tỏa được thắc mắc của mình - đứa con của cô em khắc sát mẹ (Vì tuổi em khác tuổi chị) và đây mới chính là đứa út. Nhưng nghiệp chướng do chính anh tạo ra khi lấy cô em vợ của mình, không khắc phục được.


Nhân đây tôi cũng nhắc lại là: Trong luận tuổi Lạc Việt thì tối thiểu con phải hợp mẹ và khắc cha cũng không sao. Nhưng không nên có con khắc sát cha quá, hay trong nhà có các con đều khắc sát cha thì cũng không tốt. Cha sẽ giảm thọ. Ít nhất cũng nên có Thiên Can (Dương ) hợp cha.




Câu chuyện thứ 16:

Khi hai người cùng làm một hành động , họ sẽ không có cùng một nghiệp quả . Đức Phật so sánh việc tạo nghiệp ác của hai người với bỏ một muổng muối vào ly nước hay bỏ xuống sông hằng . Ly nước muối sẽ không uống được nhưng nước sông hằng có gì thay đổi đâu . Cũng thế, với người có cả một " dòng sông thiện " thì một hành đông sai trái cũng không ảnh hưởng nhiều . nhưng nếu ta chỉ có một " ly nước phúc " thì chỉ một hành động sai trái cũng đủ làm cay đắng cả cuộc đời .



Vì ta không biết mình tạo tác ra những gì ở kiếp trước , tốt hơn hết là giả thuyết rằng phúc của ta chỉ đầy một ly nước . Đôi khi ta thường tự hỏi tại sao có những người làm bao điều ác mà vẫn sống hạnh phúc . Gia đình , tiền bạc , sức khỏe đều tốt lành. Tại sao họ không bị trừng phạt ? họ chưa bị trừng phạt đó thôi . họ sẽ lãnh những hâu quả của việc họ làm . Không có gì gọi là tai nạn hay may rủi .

Không có gì xảy ra ngẩu nhiên trong vũ trụ này . Trăng , sao , mặt trời - mọi việc đều đi theo một định luật . trái đất ta đang sông cũng thế . Nghiệp của ta cũng thế .

trích từ VÔ NGÃ VÔ ƯU (bestseller của Ni Sư AYYA KHEMA )





Câu chuyện thứ 17:

"... Thưa Thiền sư, vậy số mệnh có thể tránh được ư?
Thiền sư dạy: - Số mệnh do ta gây ra, họa phước chính ta tìm lấy. Đó là điều sách vở đã dạy rành rành, kinh Phổ môn Phật dạy “cầu giàu sang được giàu sang, cầu con trai con gái được con trai con gái, cầu sống lâu được sống lâu. Ôi vọng ngữ là một giới cấm nặng của nhà Phật, há lẽ Chư Phật, Bồ tát lại khi cứu người đời mà nói ra câu ấy hay sao?”

Tôi hỏi tiếp:

- Thầy Mạnh Tử nói: “hễ cầu thời được” ấy là nói cầu những điều chính nơi tâm mình có thể làm được kia. Như điều đạo đức nhân nghĩa thời có thể ra sức mong cầu, còn như công danh phú quý là điều ngoài năng lực mình, làm sao mong cầu được ? Thiền sư nói: - Thầy Mạnh Tử nói không lầm chỉ tại ông hiểu lầm thôi!

Ông không nghe ngài lục tổ Huệ Năng nói sao? Ngài nói “hết thảy phước điền không ngoài gang tấc” hễ tâm cầu gì đều cảm thông nấy, cầu ngay nơi ta không những được đạo đức nhân nghĩa cũng được luôn công danh phú quí, hễ trong đạt được thì ngoài đạt được nên càng thấy rõ hiệu nghiệm của tâm hướng nội mong cầu. Người nào không chịu ngó lại mình để tu tỉnh cứ như một bề rong ruổi tìm cầu bên ngoài, tuy họ có lập cách tìm cầu thế nào chăng nữa kết quả cũng tùy số mạng định đoạt cả thôi.

Lối mong cầu này hoài công vô ích, những người không chịu hồi tâm tu tinh lo cầu mong phú quí công danh bằng con đường đạo đức nhân nghĩa, lại chỉ lo tìm cầu bằng những thủ đoạn gian ác rốt cuộc họ bị thiệt thòi cả hai mặt là công danh phú quí không thành mà đạo đức nhân nghĩa cũng hỏng.

Thiền sư lại hỏi tôi về việc chấm số của Khổng tiên sinh, tôi thuật lại đúng cả mọi điều.

Thiền sư hỏi lại tôi:

- Bây giờ ông thử xét lại ông có còn hy vọng thi đậu không ?

Tôi ngẫm nghĩ một hồi lâu rồi trả lời:

- Không thể ! Người khoa giáp phải là người có phước tướng, còn tôi chỉ là kẻ bạc phước. Lại không biết dồn chứa công hạnh làm nền tảng phước đức, không chịu khó gúp ai, không khoan dung đại độ, có khi còn cậy mình tài trí lấn lướt kẻ khác, nghĩ gì làm nấy, nói năng khinh suất dối trá chẳng nể vì ai.

Đấy toàn là những tướng của kẻ bạc phước làm sao tôi mong cầu được khoa giáp? Vả lại phàm đất nhớt mới có nhiều vi trùng sinh, nước trong thì đâu có cá lội. Thế mà xét lại tính tôi vốn ưa tinh khiết, nên tôi không con là phải, phàm khí tiết ôn hòa mới nuôi dưỡng muôn vật, thế mà xét lại tính tôi hay nóng nảy, thế nên không con là phải, phàm nhân ái là gốc sinh hóa, nhẫn tâm là gốc suy tàn, thế mà xét lại tính tôi cứ khư khư danh tiết hão huyền, chẳng hề hy sinh gúp ai, thế nên tôi không con là phải. Đó là chưa kể tôi còn có tật nói nhiều làm tổn khí, tật ưa uống rượng làm tán tỉnh, tật ưa ngồi suốt đêm không biết bảo tồn khí cốt và nếu kể hết tật sấu của tôi thì hẳn còn nhiều nữa.

Thiền sư nói:

- Không riêng gì một việc thi cử, chính tất cả mọi việc thế gian này thấy đều nằm trong lý nhân quả, những người có được sản nghiệp trị giá ngàn vàng tức là người có được cái phước hưởng được ngàn vàng đó, những người có được sản nghiệp trị giá trăm vàng tức là người có được cái phước hưởng trăm vàng đó, những người bị chết đói, tức là người có cái nghiệp chết đói đó. Thế mà người đời không nhận rõ lẽ này, cứ đổi dồn cho trời đất xui nên, kỳ thật! Trời đất bất quá chỉ ra thêm những điều mình đã tạo sẵn, chứ trời đất có bao giờ sanh được mảy may họa phúc nào cho ai đâu? Ngay đến việc sinh con cũng thế, người nào có công đức trăm đời thời sẽ sinh con cháu trong mười đời kế tiếp gìn giữ, người nào có công đức ba đời, hai đời thời sẽ sinh con cháu trong ba đời, hai đời kế tiếp gìn giữ.

Còn người nào tuyệt nhiên không con ấy là người chỉ có công đức mỏng manh vậy. Nay ông đã biết chỗ khuyết điểm của mình, ông hãy tận tình gợt bỏ cái tướng không phát khoa giáp và không sinh con kia đi và muốn vậy ông phải lo tích đức, phải mở lòng bao dung, phải giữ niệm hòa ái, phải yêu tiết tinh thần bao nhiêu việc trước đập tan ngày qua đã chết, bao nhiêu việc sau phát khởi như ngày nay đã sinh. Được vậy tức là ông tự làm một cuộc tái sinh đầy nghĩa lý đó, cái thân xác thịt còn có vận số, huống cái thân đầy nghĩa lý này không cảm thông cùng trời đất ?

Thiên thai giáp trong Kinh thi có câu: “ Trời làm ương nghiệp mình có thể tránh, mình làm ương nghiệp không thể nào tránh” Kinh thi nói “thường hay nói phối hợp thiên mạng chính là nói tự mình cầu được nhiều phước” trước đây Khổng tiên sinh tiên đoán số ông không phát khoa giáp, không sinh con đó là điều ương nghiệp do trời đất gây ra, nó có thể tránh gỡ, nếu ông mở rộng đức tính gắng làm việc thiện dồn chứa âm công, mình gây ra phước há mình không được hưởng thụ hay sao? Dịch là bộ kinh mưu tính việc suy cát tinh hung gúp cho người quân tử hạng người biết phản tỉnh tu đức. Nếu thật có cái thiên mạng cố định, ai tốt cứ tốt, ai xấu cứ xấu thì đâu có thể nói đến chuyện mưu tính suy khắc tinh hung. Mở đầu kinh dịch còn có câu “nhà nào chứa điều thiện sẽ có thừa điều phúc – tất thiện chi gia, tất hữu dư khánh” Ông có tin nổi điều ấy chăng?


"...Sau khi được thiền sư chỉ dạy tôi liền đổi hiệu Học hải trước kia để lấy Liễu phàm vì từ đây đã hiểu cái lý nghĩa lập mạng là thế nào, không muốn để mình rơi vào sào huyệt phàm phu nữa.

Từ nay trở đi suốt ngày gìn giữ cẩn thận do đó tôi tự thấy ngày nay khác xa ngày trước, ngày trước tôi chỉ là con người lêu lổng buông xuôi, nhưng từ nay tôi đã biết lo gìn lòng, giữ ý, cẩn thận từng khắc từng giờ. Dẫu ở chỗ kín đáo riêng tư, lòng vẫn sợ lỡ làm điều chi sai quấy mắc tội với trời đất, hoặc lỡ gặp ai ghanh ghét, phá phách, tôi vẫn cố giữ tính điềm nhiên hỷ xả. Bước sang năm sau Bộ lễ mở khoa thi, Khổng tiên sinh đoán Bộ sẽ khảo thí từ tên đậu ba trong khóa trước trở xuống, nhưng nay Bộ lại khảo thí từ tên đậu nhất. Thế là lời dự đoán của Khổng tiên sinh lần này không ứng nghiệm và tiên sinh không đoán tôi được đậu cử nhân thế mà tôi đã đậu cử nhân trong kỳ Hương thí mùa thu.

Tuy nhiên tôi tự xét việc hạnh nghĩa mình làm chưa thuần thục, sai sót còn nhiều hoặc có khi thấy việc lành mà làm không hăng hái hoặc có khi cứu giúp người mà tâm còn do dự, hoặc có khi thân gắng làm lành mà miệng nói quá ác, hoặc khi tỉnh thì tháo vát và khi say lại phóng giật.

Tôi đem tội chiết tính bù trừ với công thì thấy hẳn có nhiều ngày mình sống uổng. Tôi phát nguyện từ năm kỷ Tỵ đến năm kỷ Mão, suốt 10 năm mới hoàn thành ba ngàn việc thiện. Khi dời Lý tiệm am tiên sinh để vào Trung Quốc tôi chưa kịp làm lễ hồi hướng ba ngàn việc thiện kia. Năm canh Thìn có dịp trở lại Nam biên tôi mới thỉnh các Hòa thượng Thánh Không, Huệ Không đến đồng tháp thiền đường chứng minh cho lễ hồi hướng, nhân đó tôi lại phát nguyện làm thêm ba ngàn điều lành khác để cầu sinh con và đến năm tân Tỵ tôi đã may mắn hạ sinh một quý tử. Mỗi lần làm được một việc gì tôi liền lấy bút ghi vào sổ, vợ tôi không viết được nên hễ làm được việc gì thì lấy nắp bút chấm son ấn vào tờ lịch một khoanh tròn, chẳng hạn như bố thí cho người nghèo, mua vật phóng sinh tính ra mỗi ngày có đến mười khoanh.

Sang tháng tám năm quý Mùi tính lại đủ số ba ngàn điều lành sau khi đã khấu trừ các điều ác tôi lại thỉnh các Hòa thượng Thánh Không, Huệ Không đến nhà chứng minh lễ hồi hướng. Ngày 13 tháng 9 tôi lại phát nguyện làm thêm một vạn điều lành cầu thi đậu tiến sĩ. Quả nhiên năm Bính Tuất tôi thi đậu và được bổ làm chi huyện Bửu đề. Trong lúc làm chi huyện, tôi sắm sẵn một tập sách để ghi thiện ác, đặt tên là “Chi Tâm Thiền – Sách Sửa Lòng” cứ mỗi sáng dậy gia nhân đem nó giao lính hầu đem đến để trên án làm việc, nếu trong ngày tôi làm được điều lành, điều dữ nào dù lớn dù nhỏ đều ghi rõ ràng vào sách. Đêm đến thuyết án giữa trời bắt trước ông Triệu Diệt Đào thắp hương cáo với trời đất. Vợ tôi thấy đã lâu mà chẳng làm được bao nhiêu việc lành mới trau mày buồn bã nói:

- Trước ông ở nhà có tôi gúp sức nên ông đã làm đủ ba ngàn điều lành theo sở nguyện, nay ông nguyện làm thêm một vạn điều, nhưng ở tại công đường chẳng có gì để làm thì biết bao giờ ông mới làm đủ số ấy? Đêm đó mộng thấy một thần nhân, tôi mới than thở về lý do khó là đủ các điều lành mình đã hứa. Thần nhân bảo: - Chỉ một việc giảm thuyên tiền thuế cho dân của ông vừa rồi, cũng đủ sánh bằng một vạn điều lành.

Nghe lời thần nhân bảo tôi liền xét lại nhớ mình có làm việc đó thật, vì khi trước thuế huyện của huyện Bửu Đê, mỗi mẫu phải đóng hai phân, ba ly, bảy hào. Xét ra quá nặng đối với muôn dân nên tôi đã giảm xuống mỗi mẫu chỉ đóng một phân, bốn ly, sáu hào. Tuy vậy tôi vẫn hồ nghi tại sao việc làm đó lại có thể sánh bằng một vạn điều lành, may đâu gặp được Huyền Như thiền sư vừa từ núi Ngũ Đài đến, tôi đem việc nằm mộng ra hỏi xem có đáng tin không? Thiền sư trả lời: - Hễ có thiện tâm trân thành thì một việc lành có thể đương được muôn việc lành huống chi giảm thuế cho cả một huyện, muôn dân đều chịu ơn.

Tôi liền cúng một số tiền lương nhờ thiền sư mang về Ngũ Đài trai tăng một vạn vị sư gọi là để làm lễ hồi hướng cho tôi. Khổng tiên sinh trước kia đoán tôi đến năm 53 tuổi gặp tai nạn. Nhưng đến năm đó chẳng có gì xảy ra dù tôi không hề cầu đảo sinh, tăng thọ. Và nay thì tuổi tôi đã 69 rồi, trong Kinh Thi có câu „Trời không dễ tin, mạng không định thường“ lại có câu, vận mạng chẳng nhất định“ những câu ấy đâu phải những lời dối trá ?

Do đó tôi biết chắc rằng họa phúc phải cầu ngay nơi mình, đó mới thật là đúng ý của Thánh Hiền, ngược lại người nào nói họa phúc do mệnh trời thì đó là lối suy luận thông thường của kẻ thế tục. Hiện tại số mệnh mỗi người thế nào chưa dễ biết được vậy đang khi được hiển vinh hãy tưởng như gặp điều không vừa ý, đang khi được thuận lợi hãy tưởng như gặp điều trái nghịch, đang khi được sung túc hãy tưởng là thiếu nghèo, đang khi được mọi người ái kính hãy tưởng khi bị khuất phục, đang khi gia thể trọng vọng hãy tưởng mình ở hạng thấp kém, đang khi có chút học vấn uyên thâm hãy tưởng mình còn thiển cận Xa về trước nghĩ tới công đức tổ tiên để lo kế tiên dương, gần hiện tại nghĩ tới lầm lỗi của mẹ mà tìm cách bồi bổ, trên lo đền ơn trước, dưới lo tạo phước gia đình, ngoài thì gúp người ngăn ngừa tai nạn, trong thì lo ngăn ngừa tà ác chính mình, cốt phải ngay chỗ sai quấy của mình để lo toan hối cải, nếu một ngày không tự biết mình quấy tức một ngày an lòng tự cho mình là phải, một ngày không ăn năn hối quả tức một ngày tức là một ngày không tiến bộ. Hạng người thông minh tuấn kiệt trong thiên hạ đâu phải hiếm, nhưng nếu họ không gắng lo tu đức, mở mang thiện nghiệp họ cũng chỉ sống một đời đình trệ an phận dật dờ gặp chăng hay trớ mà thôi. Cái thuyết lý an thân lập mạng của Vân Cốc Hội thiền sư trao dạy trên đây thật là chí tình, chí lý, chí thân, chí chánh. Nếu biết ngẫm kỹ và thực hành sẽ khỏi một đời luống trôi vô ích vậy...."

Bai này bên Website:Nhan Trac Hoc do Hoàng Thiện Minh sưu tầm.








Câu chuyện thứ 18:

Đừng hành động như ở thời nguyên thủy!
Thứ ba, 7/10/2008, 07:00 GMT+7

…Thưa bạn đọc! Tôi không bịa tí nào, những con sẻ không đầu ấy vỗ cánh bay lên, đâm tứ tung, máu vãi khắp nơi rồi chúng rơi xuống giãy đành đạch. Còn dưới đất thì cơ man nào là đầu chim, vung vãi khắp nơi, mắt mở trừng trừng nhìn tôi - cái thằng độc ác - cái thằng uống máu…

Từ bữa nhậu thịt chim sẻ cùng vài thằng bạn đến giờ tôi vẫn còn bị ám ảnh. Sự ám ảnh đó hiện ra mỗi đêm. Có lần tôi mơ thấy cả ngàn ngàn đôi mắt đen ngòm của lũ chim đuổi theo, đè tôi xuống rồi thi nhau mổ và những dòng máu túa ra loang lổ… Tôi sợ quá tỉnh dậy vã mồ hôi và thề sẽ không bao giờ ăn cái món đáng sợ kia nữa.


[You must be registered and logged in to see this image.]
Những con cò nằm chờ "hóa kiếp" - Ảnh: A Sáng

Nhiều người sẽ cho tôi là kẻ lẩn thẩn và nhát gan nhưng thực sự từ bữa ấy tôi sợ! Sợ đến già! Nếu chỉ ngồi nhâm nhi những con chim đã rán vàng trên đĩa thì chẳng có gì đáng sợ, thậm chí rất ngon, thêm chén rượu thì có cắt tai cũng không biết. Nhưng không hiểu ma xui quỷ khiến thế nào tôi lại tận mắt chứng kiến mấy anh đầu bếp chế cái món khoái khẩu ấy.

Họ nhốt trong lồng đến vài trăm con chim sẻ (không hiểu họ kiếm đâu ra nhiều thế?). Một gã ăn mặc kiểu đầu bếp châu Âu rất lịch sự thò tay vào lồng bắt từng con sẻ ra và vặn cổ đánh ngoéo một cái vứt xuống đất, ngay lập tức có một gã nhúng con chim đang giãy đành đạch ấy xuống nồi nước sôi và nhổ lông, rồi lại một gã nữa mổ bụng moi gan… Cứ thế cái dây chuyền chết chóc kia diễn ra rất nhanh, rất chuyên nghiệp – chuyên nghiệp đến tàn bạo.

Lũ chim trong lồng bay loạn xa, kêu la inh ỏi. Tôi liếc nhìn và thấy rất nhiều - rất nhiều đôi mắt đen ngòm của chúng nhìn tôi. Những đôi mắt ấy như nói với tôi rằng: thằng man rợ kia, mày hãy ăn thịt tao đi, uống máu tao đi, rồi có ngày chính chúng mày sẽ chết như bọn tao! Tao hận lũ người độc ác! Một mùi tanh lợm dội lên khiến tôi rùng mình. Xung quanh máu me be bét, lông lá bẩn thỉu, ruột gan lẫn lộn hôi thối. Ôi! Thượng đế, người sinh ra vạn vật, tạo nguồn sống cho tất cả mà sao người lại để chúng sinh tàn sát nhau ghê rợn đến thế!

Theo tôi, con người là sinh vật tàn bạo nhất, tham lam nhất và cũng phàm ăn nhất. Những chú chim sẻ bé nhỏ, chết một cách đau đớn rồi trở thành món đặc sản trên bàn nhậu. Chúng tôi - những con người - được trang bị đầy đủ về kiến thức, văn hoá và tự cho mình có lòng nhân ái, biết tôn trọng thiên nhiên lại ngấu nghiến ăn, hô hố nói, ừng ực uống. Lúc này chúng tôi hiện thân như một lũ ác quỷ! Chỉ có ác quỷ mới ăn uống tàn bạo như thế!


Vì tò mò, tôi thám hiểm khu nhốt thực phẩm của quán nhậu. Thì ôi thôi! Không thể tin vào mắt mình - rất nhiều chim – cơ man nào là chim: cò, dẽ, le le, sáo, vịt trời… cả những con khướu, vẹt, hoạ mi hết thời hạn sử dụng hoặc không còn tiếng hót mua vui cho loài người cũng bị nhốt vào đây. Chúng bẩn thỉu, ủ rũ, chán chường, thậm chí căm thù trong những cái lồng sắt để chờ được hoá kiếp. Mấy ông bạn tôi sau khi chén đẫy thịt rán, tinh thần hưng phấn lại gọi món rượu tiết chim sẻ. Ở món này, sự độc ác được tăng lên gấp bội. Một gã đầu bếp rót đầy một cốc rượu trắng, rồi bắt từng con sẻ, cầm kéo cắt phăng đầu chúng, từ cái cổ đỏ hỏn rỉ ra vài giọt máu rơi xuống cốc rượu. Khi buông những con sẻ không đầu ấy ra thì thật hãi hùng. Thưa bạn đọc! Tôi không bịa tí nào, những con sẻ không đầu ấy vỗ cánh bay lên, đâm tứ tung, máu vãi khắp nơi rồi chúng rơi xuống dãy đành đạch. Còn dưới đất thì cơ man nào là đầu chim, chúng vung vãi khắp nơi, mắt mở trừng trừng nhìn tôi – cái thằng độc ác – cái thằng uống máu độc ác! Đến nước này thì tôi không tài nào uống được, mồ hôi vã ra, tỉnh cả rượu và ra về. Cũng từ bữa đó, những cơn ác mộng thường đến với tôi. Hình như linh hồn của chúng đang hiện về.

Cảnh giết chim đó làm tôi nhớ lại cái lần người làng tôi bẫy chim tập thể. Đó là một cách bẫy chim mang tính hủy diệt và tàn bạo nhất mà tôi được chứng kiến. Ở quê tôi có loài sáo đá, chúng rất đông và kiếm ăn theo kiểu tập thể. Chúng đông đến nỗi người làng tôi phải dùng lưới để bắt. Cách bẫy cũng giống như người ta bẫy chim ngói ở miền xuôi. Nhưng hôm đó vì quá đông sáo đá nên khi chúng tôi kéo lưới chúng vẫn vùng vẫy bay lên mang theo cả lấm lưới. Chúng sà xuống cây nghiến đầu làng và kẹt ở đó. Người làng tôi không cách nào lấy được, trèo lên thì cao mà chúng lại vỗ cánh ù ù như máy bay rất nguy hiểm.




Cuối cùng người ta đợi cho đến tối, khi lũ chim mệt mỏi đứng im. Một gã trai làng khoẻ mạnh được phân công mang một gói thuốc nổ, trộn với đạn ghém, buộc vào dưới cái lưới đang mắc trên cây và châm ngòi. Khi gã kia vừa tụt xuống và chạy nấp vào khe đá - một tiếng nổ khô khốc vang lên, đạn ghém bay rào rào, tấm lưới rách toang. Sớm hôm sau chúng tôi ra nhặt chim. Ôi thôi! Dưới đất trắng toát (sáo đá có lông màu trắng) một màu trắng chết chóc vung vãi khắp nơi. Chúng nằm còng queo, mắt mở trừng trừng. Hôm đó làng tôi được một mùa chim lớn, nhưng cũng từ bữa đó, lũ sáo đá không còn đến làng tôi làm tổ kiếm ăn nữa. Chúng nổi giận và bỏ đi. Còn người làng tôi cho đến nay vẫn nghèo và chẳng thấy bóng con sáo đá nào.

Bây giờ người thành phố lại thích ăn thịt chim, coi đó như một thứ đặc sản. Có lần ngang qua đường Giải Phóng, tôi thấy vài người bán chim ở đó. Những con chim bị vặt trụi lông đứng co ro chờ người đến mua trông mới sợ làm sao. Chúng ngơ ngác đau đớn nhìn người thành phố qua lại. Có vài người nước ngoài đi qua, họ sửng sốt, hết chụp ảnh lại quay phim rồi họ xì xồ gì đó. Tôi đoán họ đang nổi giận. Cảnh đó ở nước họ là phạm pháp, lập tức bị tống vào tù. Nhưng ở ta điều đó rất bình thường, chẳng ai thèm để ý cả. Có đêm lại chứng kiến cảnh vài gã vác súng hơi, soi đèn pin bắn chim ở ngay giữa phố. Lần này lại là chim sẻ, chúng bị bắn rơi lả tả. Còn những gã kia thì hoan hỉ cười vang như tận hưởng một trò chơi thú vị.

Chúng ta - những người thành phố vẫn tự vỗ ngực là văn minh, là hiện đại, là hiểu biết. Nhưng tôi đồ rằng chính chúng ta đang trở lại thời kỳ nguyên thủy - cái thời kỳ con người chỉ biết đến bản năng sinh tồn, chém giết để sinh tồn ấy. Nếu không sao chúng ta lại giết lũ chim ngay giữa đất Hà Thành này?

A Sáng (Vietimes)





Câu chuyện thứ 19:

Nghiệp chướng nhân quả thời nay thật nhãn tiền.

Câu chuyện này tôi được chứng kiến thời thiếu niên, gia đình tôi sống trong một khu lao động ở Quận ven. Nhà nhà san sát nhau, nhà này thấu chuyện nhà kia, mà chẳng cần bước qua đã ới ới thăm hỏi nhau như một nhà. Vì thế có đi hết ngõ cũng chưa nấu xong nồi cơm bát canh.

Xéo nhà tôi có một gia đình đông con, thời đấy 4,5 con chưa gọi là đông mà gia đình này được xem là đông con vì tôi không nhớ hết, dù biết Chị Gái, Anh trai, anh Ví, Chị Dù đều là con của bác ba Đen, do da bác và cả bác Gái đều đen nhẻm, và tất nhiên một lũ con cũng đứa màu da quạ, da dơi cả.

Ai ai cũng biết bác ba Đen chuyên ăn thịt chó, quanh năm không bắt chó đi lạc, cũng thịt chó bệnh của hàng xóm để cả gia đình ăn. hôm nào vật vả lắm cũng ra quán cầy tơ mua cho mình bác đĩa dồi và xị rượu trắng, bác cứ thế nhâm nhi suốt buổi. Hình ảnh sống của gia đình bác luôn là nổi ám ảnh của tôi vì bác luôn đập đầu Chó trong một bao tải và thui rơm um khói cả xóm.

Cho đến một ngày văng vắng Bác, nghe đâu bác ốm không dậy nổi. Cả xóm vận động Bác đi nhà thương thí (ngày xưa nhà thương không phải đóng tiền thường gọi thế) Cơm cháo mỗi ngày được các con bác xin từ những láng giềng quen đùm bọc nhau đem vào nuôi bác. và nghe đâu bác chẳng ăn gì từ những gà mên cơm tình nghĩa đó, bác vẫn thèm thịt chó !

Thế là những ông bợm cùng chiếu với bác cũng góp tiền mua cho bác một tí thịt cầy + lá mơ len lén đem vào tận giường đút cho Bác, Nhưng oái oăm thay ! Thèm là thế mà có ăn được đâu ! Mắt cứ long lên nhìn rồi chảy dãi dù đưa vào mồm vẫn lắc đầu.

Ngày qua tháng lại chả tìm ra bệnh, người cứ quắt queo, mà lạ hơn nữa là bác không nằm chỉ ngồi mà không tựa lưng vào thành giường, chỉ ngồi chổm chống tay thở dốc như người bệnh suyển.
Ngán ngẩm kiểu nuôi bệnh mà không tìm ra bệnh, bác gái quyết đưa về để nhỡ có bề gì thì mất tại nhà còn nhìn mặt các con.

Những ngày ở nhà tôi lại có dịp tận mắt trông thấy biểu hiện và tư thế của bác trong những ngày đau đớn cuối đời. Ngày Bác ngồi tư thế 2 tay chống đất, tối chảy dãi ở miệng và tru những tiếng dài nghe rợn người.
Sau có vị Hòa thượng gần đó đã đến gia đình đọc kinh giải nghiệp cho Bác vì một lẽ bác đã sát sinh quá nhiều. Có dấu hiệu giảm tiếng tru trong đêm, nhưng bác vẫn không đổi tư thế ngồi (dù là ngồi đât).

Cho đến một ngày Vị Hòa thượng yêu cầu các con đông đủ để gặp Thầy, Việc trước tiên tìm cho thầy 5 con chó với 5 màu lông khác nhau. Đem về tắm rửa, chăm bẳm nâng niu, lấy vải dầy lót cho chúng ngồi, đút cho chúng ăn, nấu sữa cho uống, mua ngũ vị về xông nhà trong 3 ngày, Trong khi đó lời kinh tụng niệm của thầy vang đều cho 3 ngày. Bác Ba Đen từ từ gập ngừoi lại và ngã vật ra thở hắt xuôi tay .

Xong một kiếp người , nghiệp chướng oan gia. Thầy đã ra tay cứu độ để giải thoát . Tôi chỉ tổng hợp từ người lớn kể lại với một phần trí nhớ của tuổi thơ.

Có lẽ từ câu chuyện này tôi chẳng bao giờ muốn nếm thử món thịt chó dù có câu :
Sống trên đời này không ăn miếng dồi chó,
chết xuống âm phủ biết có hay không?





(st)


Được sửa bởi kittymimi ngày 31/7/2011, 23:18; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
kittymimi
Tiếng tăm lừng lẫy
Tiếng tăm lừng lẫy
kittymimi


Nữ Horse
Tổng số bài gửi : 408
Points : 702
Danh vọng : 22
Ngày gia nhập 4rum : 23/11/2010
Tuổi : 34
Tên nv trong Game : kittymimi, MyKute

Nghiệp chướng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghiệp chướng   Nghiệp chướng Asdasd1031/7/2011, 23:06



Câu chuyện thứ 20:

Thời sinh viên, tôi hay về thăm nhà. Trong một chuyến xe về, khi xe chạy qua đầu đèo một quãng, có vài người đứng đón xe. Lên xe là hai mẹ con, bà mẹ chừng gần 50 còn cô con gái khoảng 20. Một người đàn ông đứng dưới với cô con gái chừng 6 tuổi, họ đi một chiếc xe máy. Khi xe chuẩn bị chạy, người đàn ông với theo dặn dò nhà xe "Các anh đừng lấy mắc mẹ con họ nhé, chúng tôi không giúp được nhiều, tội nghiệp hai mẹ con đang bệnh". Trên xe, hai mẹ con có nói chuyện nên DMC biết là họ bệnh phải về SG chữa nhưng đi đường mất hết tiền, được người đàn ông kia cho tiền đi tiếp.

Xe đi hết đèo thì bà mẹ nói để quên sổ bệnh của con ở nhà, nói xe quay lại cho bà ấy lấy sổ. Tất nhiên không ai đưa cả xe hành khách quay lại được, nên hai mẹ con bà ấy xuống xe, trả vài ngàn cho lộ phí chưa đầy 15km. Hai mẹ con bà ấy xuống rồi, xe râm ran nói hai mẹ con này chuyên lừa đảo để lấy tiền từ lòng tốt của người khác. Ai đó nói phải lên báo cảnh giác trường hợp như thế.

Tôi không thể quên được khuôn mặt hai cha con người đi đường. Lúc xe chạy DMC quay lại nhìn, thấy họ rất hạnh phúc, vui vẻ vì ngỡ đã giúp được hai mẹ con nọ. DMC suy nghĩ khác về những vấn đề tương tự thế này. Hai cha con đó đã muốn giúp người hoạn nạn, họ có một cái tâm tốt. Bài học người cha dạy cho con không phải từ giáo điều mà là những hành động thiết thực. Cái họ có được là niềm vui, là lòng tốt, là bài học nhân hậu cho cô con gái, để từ đó gieo vào lòng con những sự nhân ái, mầm của cái thiện. Họ mất gì? Họ không mất gì cả! Họ tự nguyện cho tiền, giúp đỡ người khác, nên họ không bị lừa đảo gì cả vì chính họ làm tất cả từ tâm thiện của họ.

Bạn chỉ bị lừa đảo khi bạn muốn điều gì cho bạn mà nó lại không được như lời người ta nói. Trong trường hợp này, hai cha con muốn những điều tốt lành cho mẹ con nhà kia, chứ không phải cho họ. Họ cho đi và họ không mất gì.

Còn, hai mẹ con nhà nọ đã không nói thật, để đạt được mục đích của mình. Họ đã lừa đảo, và nạn nhân bị lừa, bị lấy đi - lại chính là họ. Họ đã lấy đi chính lòng tự trọng của họ, chính tấm lòng với tha nhân của họ. Họ lừa đảo và họ sẽ phải gặt.






Câu chuyện thứ 21:

Năm 2002, tôi mới về SG với 2 bàn tay trắng, không có tiền để ở trọ, phải xin ngủ lại chỗ làm trong tháng đầu tiên. Lúc ấy tôi có hẹn một người bạn học cũ để anh ta tư vấn cho vài việc làm.

Lúc ngồi trong một quán cà phê nhỏ đợi, đói vì không dám mua đồ ăn trưa hàng quán sợ tốn kém trong khi mình đang khó khăn. Một thằng bé đánh giày hom hem đi đến năn nỉ đánh giày, giá lúc đó là 2000 đồng. Đó chỉ là 1 đôi giày công sở bình thường, chưa bao giờ tôi đưa cho ai đánh. Tội thằng nhỏ nên ừ. Thằng bé hớn hở đem giày ra phía bên kia đường ngồi đánh. Một thằng lớn hơn lượn qua với khuôn mặt không vui lắm, có vẻ tụi nó cùng băng và thằng kia là đàn anh. Trời nắng nóng khủng khiếp. Tôi vừa ở Đà Lạt về nên rất sợ cái nóng dưới này. Thấy thương cho 2 thằng bé đầm đìa mồ hôi. Tôi gọi 2 ly sữa đá.

Thằng bé đánh xong đi lại. Nó nói cô ơi giày cô bị bung keo rồi, cô muốn con dán lại không, 3000 thôi. Tôi hơi nghẹn giọng vì đó là đôi giày mới của tôi, bảo đảm chưa từng bung vết keo nào. Tôi lắc đầu, nhẹ nhàng bảo nó gọi thằng anh kia qua uống nước vì tôi kêu sẵn 2 ly sữa đá rồi. Hai đứa vào ngồi trước bàn tôi uống. Thằng kia tiếp tục liếc tôi với đôi mắt lạnh lùng, uống xong nó đi ngay. Thằng bé đợi thằng lớn đi liền chạy xuống ngồi với tôi.
- Cô ơi, con dán đôi giày lại cho cô nha, con không lấy tiền đâu.
- Ai nói con cạy giày của cô vậy?
- Nó đó cô, con mà không làm nó đánh con.
Tôi hỏi thăm nó vào SG bao lâu, sống ở đâu. Nó kể cho tôi với đôi mắt và giọng nói của một đứa bé ngoan đang nhõng nhẽo chị gái mình. Tôi nói, nếu con cạy giày, gặp người dữ họ đánh con thì sao? Nó rớm nước mắt nói bị hoài. Vào đây, nó được mấy thằng kia cưu mang và dạy mánh nghề ... Tôi nói con nghe theo để bị người ta đánh mắng, đời con cứ vậy hoài, cho người ta ghét mình hả? Nó ngồi im nhìn tôi với đôi mắt rất đáng thương, hỏi, vậy sao cô thương con? Tôi cũng không biết. Nó cũng là người, cũng biết nóng, biết khát, biết thèm tình thương, thèm được sống tốt hơn như tôi, như mọi người. Tôi chỉ chia sẻ vì tự tôi thấy nó đáng thương vậy thôi.

Một bà già lòa đi vào quán bưng theo rổ chè bịch, lọ mọ tới lui. Tôi không ăn. Nhưng khi bà đi ra, ngang qua tôi lần nữa, tôi lại mua 5 gói. Thôi thì ăn trưa luôn vậy. Tôi đưa cho thằng bé 2 gói. Nó ăn ngon lành, còn tôi ăn thử thấy chè đầy mùi khói. Bà già ngồi kể, bà theo tụi nhỏ vào SG, dựng một bếp củi nấu chè ở hông hẻm, ở chung với tụi trẻ - là những đứa như thằng bé đánh giày đây.

Thằng bé đọc lại địa chỉ nó trọ cho tôi nghe, nhất nhất nói tôi phải ghé thăm nó như lời hứa nhé. Nó vui như có người chị ruột sẽ đến thăm, với đôi mắt lóng lánh. Tôi đã không giữ được lời hứa, vì tôi không nóii cho nó biết tôi cũng trắng tay đến SG, một chỗ trọ cũng không có để ở, đường đi chưa rành, xe không có, lấy đâu tôi nhớ cái địa chỉ vài xuyệc của nó mà đến? Nhưng tôi hy vọng nó sẽ nghĩ đến tôi, để sau này nếu có làm gì không thiện, biết đâu nó có vài giây áy náy và có thể sẽ bừng tỉnh: cuộc đời sẽ vẫn có những vòng tay rộng mở với mình.




Câu chuyện thứ 22:

1 năm trước, TV phát sóng đoạn video bà QTKH đánh đập những đứa bé 12 - 18 tháng tuổi mà bà nhận giữ tại Biên Hòa. Đoạn clip này đã gây ra làn sóng căm phẫn khắp nước. Bị đánh nhiều nhất là bé Đạt, khi ấy 14 tháng, nghĩa là bé bị đánh suốt từ lúc chưa 13 tháng đến 14 tháng. Sự phẫn nộ cực đoan đến mức nhiều người đã gửi thư mắng chửi mẹ Đạt không biết coi sóc con, không để ý được con mình.

Tôi cũng phẫn nộ đến nghẹn thở khi nhìn clip đó, vì con tôi lúc ấy 10 tháng, có cái vóc hao hao mấy đứa bé kia. Tôi không hiểu sao mẹ bé không nhận ra sự bất ổn của con mình suốt hơn 1 tháng. Hai ngày sau vụ việc, tôi lên net nhìn thấy địa chỉ nhà bé, ngay lập tức tôi nhờ chị họ chăm con rồi chạy xe 50km tìm đến nhà bé. Tôi lên BV tâm thần chứng kiến lúc bé đang chờ khám bệnh theo yêu cầu cơ quan điều tra. Sau đó tôi cùng về nhà, để dặn dò ba mẹ bé cách chăm sóc con khi bé đang bị khủng hoảng tinh thần. Từ chuyện ăn cháo tránh bỏ vào tô làm bé nhớ đến bà Hoa, cần bỏ vào hũ yaourt .... đến đừng vì thương quá mà nuông chiều. Hãy cố chỉ cho bé điều gì vui khác khi bé khóc quấy để bé quên đi .v.v... Rồi tôi mới an tâm về với con nhỏ của tôi.

Khi biết trong một diễn đàn, người ta đã gửi thư mắng chửi mẹ Đạt. Chị ấy khóc nhiều lắm và tâm sự với tôi. Tôi đã vào đó viết bài phẫn nộ về những điều quá quắt ấy. Hầu hết 90% bà mẹ gửi con đi mà không bao giờ biết con mình ra sao ở lớp. 90% trẻ 12 tháng mới đi nhà trẻ đều quấy khóc. Bà Hoa khéo nói, lại không để lại vết thương trên người, ba mẹ Đạt rất khó biết. Họ lại hiền như hai cục đất, chân chất mộc mạc và tin người. Nếu bạn may mắn khôn hơn họ, có điều kiện gửi trường đắt tiền, có điều kiện chăm chút con cái nhiều hơn, không có nghĩa là bạn yêu thương con nhiều hơn họ. Bạn may mắn hơn người khác, thì hãy biết chia sẻ chứ đừng lên án người khác khi mà họ đang khổ tâm lắm rồi. Chửi để chị ấy đau khổ hơn thì càng ảnh hưởng đến Đạt chứ ai khác? Và tôi phải công nhận hai anh chị rất hiền lành, thương con vô chừng!

Chuyện tôi kể trên cũng nói về cái tâm, sự thương người. Ở những mức độ cực đoan và thiếu cảm thông, người ta vì tình yêu thương mà lại càng làm khổ nhau hơn. Bản thân tôi chỉ nghĩ: khi làm gì, dù có thế nào, cũng chỉ cần cố gắng cho người ta bớt đau khổ, được chia sẻ, thế là đủ rồi. Nếu người ta nhìn lại mọi thứ, may mắn thì họ sẽ ngộ ra được nhiều.






Câu chuyện thứ 23:

Con trai duy nhất của anh ta bị ung thư máu. Mỗi ngày 1.700. 000 VND tiền thuốc vào khoảng năm từ 2001 về trước. Đây là số tiền cực lớn với một người mà cả hai vợ chồng sống bằng nghề bán gà vịt giết mổ ở Chợ Lớn. Nhưng theo lời bác sĩ thì chỉ cần ngừng thuốc thì thằng bé sẽ chết. Bởi vậy, anh ta phải cố. Tài sản đội nón ra đi. Nhà cửa cũng bán và hai vợ chồng đi ở thuê.
Thấy anh ta đau khổ tôi cũng rất ái ngại và cố hết sức giúp anh ta giành giật đứa con trai mới mấy tuổi của anh ấy, thoát khỏi tay tử thần. Ngày giờ nhập viện, chích thuộc mũi kim đầu tiên...tôi đều tư vấn cụ thể. Trong nhà còn một lít thuốc rượu và thuốc bột tôi đưa hết cho anh ta. Tôi còn nhớ anh ấy khoe, từ ngày uống thuốc của thày cháu hồng hào trở lại. Năm đó có hai ngày lễ và một ngày chủ Nhật liên tiếp nhau là 30 - 4; mùng 1 - 5 và Chủ Nhật, y bác sĩ nghỉ việc, nên thằng bé không chích thuốc, nhưng nó vẫn khỏe. Cả tôi và anh ấy khấp khởi mừng thầm. Hy vọng thằng bé qua khỏi....
Tôi khuyên anh ấy, nếu cháu qua khỏi thì bỏ nghề. Anh ấy tâm sự với tôi:
Ngày ấy anh từ tỉnh lẻ lên Sài Gòn, hai bàn tay trắng. Được một người làm nghề giết mổ gà vịt nhận vào làm công và truyền nghề cho. Nhưng ngày anh biết nghề, chủ tin tưởng giao mối đi bán. Công việc phát đạt, anh ta cũng biết hầu hết mối hàng của chủ, bèn thôi làm công và ra bán riêng. Mối hàng anh ta biết rõ, nên cạnh trạnh quyết liệt với chủ. Người chủ thất bại, phải bỏ nghề đi biệt xứ. Còn anh ta thì ngày một phất lên, mua nhà, cưới vợ. Bây giờ lại trắng tay, vợ con nheo nhóc.
Một thời gian sau, thằng bé chết. Tôi nghe tin và rất ngậm ngùi. Sau này cũng không thấy anh ta lui tới tôi nữa.




Câu chuyện thứ 24:

Ngảy còn ở Bến Tre, cách đây 20 năm trước, thời ấy tôi hay tư vấn dự báo cho mọi người. Nhưng không lấy thù lao của ai cả. Lúc đầu chỉ xem cho người quen, rồi người nọ đồn người kia giới thiệu nhau. Tính tôi cả nể, cứ thế ai đến cũng xem và họ muốn cho gì thì cho. Đặc biệt không lấy tiền. Nếu ai không mang quà mà cho tiền thì tôi chỉ cho họ đem ra cho mấy người nghèo trong xóm. Và người ta đến đông kìn kìn. Có ngày tôi phải xem cho ngót 30 người. Thời ấy, có một cặp vợ chồng chủ một cơ sở làm ăn từ bên kia sông - Xã Mỹ Thạnh An, đến tôi nhờ tư vấn vì làm ăn thất bát. Người chồng có một cánh tay bị teo, như lủng lẳng bên người. Sau khi tư vấn tiền vận hậu vận và nhìn sắc mặt người vợ, tôi có nói:
Gia đình chị thời còn chiến tranh vô tình làm chết người. Tiền oan, nghiệp chướng khiên gia đình chị làm ăn lúc lên lúc xuống. Do vô tình, nên cũng còn là may. Anh chị nên về làm lễ cúng tạ tội với người ta.
Sau đó hàng xóm kể lại: Khi hai vợ chồng ra về, vừa đi vừa lẩm bẩm chửi xéo tôi là "Bói ra ma", chứ họ là người phước đức, có giết ai bao giờ.
Sau đó hơn một năm sau. Người vợ lại sang nhà tôi nhờ tư vấn. Bà ấy xin lỗi tôi và kể câu chuyện như sau:
Thời chiến tranh, gia đình bà ấy ở đầu ngã ba trong làng. Lúc ấy du kích gài trái nổ ở một ngả rẽ và báo cho gia đình bà ta biết, nếu dân làng đi thì chỉ đi ngả khác. Khoảng gần trưa, có một cụ già cùng xóm đi chợ về. Thói quen ở nhà quê Nam Bộ khi gặp nhau họ hay chào hỏi và hỏi thăm, nếu đi đâu về. Bởi vậy ông cụ này vừa đi thị xã về thì việc đầu tiên là chào và hỏi thăm. Lúc ấy bà này thì đang gôi đầu ngoài sân, người mẹ của bà này thì đang ăn cơm trước của. Ông cụ thì vừa đi vừa trả lời và vô tình bước vào ngả rẽ có gài trái nổ. Mìn nổ, ông cụ chết xác vắt ngang hàng rào của nhà này. Vì lúc ấy còn trẻ quá, nên bà ấy không nhớ ra, tình cờ bà mẹ kể lại mới biết tôi nói đúng. Bà ấy vừa làm lễ tạ nguyên con heo quay, xong mới sang tôi xin lỗi vì đã hiểu nhầm và cũng để hỏi đã giải nghiệp được chưa?
Tôi đã trả lời bà hãy yên tâm làm ăn.
Kể câu chuyện này tôi nhận thấy rằng: Đôi khi vô tình cũng tạo ra nghiệp. Đó là lý do mà tôi đề nghị những anh chị em tham khảo Lạc Việt độn toán và nghiên cứu Lý học Đông phương, khi tư vấn cho người ta không bao giờ được đoán chuyện vợ chồng chia ly và cái chết sẽ đến.



Câu chuyện thứ 25:

Ông tôi buồn, vì cậu con trai "đích tôn" của ông không chịu gần gũi, xoa bóp cho ông khi nhà chưa kịp thuê người đấm bóp. Ông nói cậu cứ đi đâu hoài, không chăm sóc cho ông, không gần gũi ông.

Ông tôi đang trong cơn bạo bệnh, thời kỳ cuối của căn bệnh ung thư. Chắc không còn lâu nữa đâu...

Các bà tôi nói, ngày trước khi ông cố của tôi, tức ba của ông tôi, cũng bị ung thư và nằm trong bệnh viện, mỗi người con thay phiên nhau vào ngủ với ông vài đêm. Ông tôi là người duy nhất không ngủ lại với ông cố. Ông nói rằng ngủ nơi lạ khó lắm, không ngủ được. Đến khi ông cố tôi mất, ông vẫn chưa hề một đêm chăm sóc cha mình.

Đến khi bà cố của tôi bị bệnh và lưu lại nhà thương, ông tôi cũng không hề qua thăm. Chỉ khi bà cố về nhà, ông mới qua thăm hỏi. Mà ông tôi ở rất gần nhà bà cố, mất 10 phút chạy xe máy.

Vậy, tôi có thể thấy rõ luật nhân quả rồi. Nhưng nghĩ xa hơn, đó là bài học cho tôi, cho mọi người thật sự quan tâm trong việc giáo dục con cái về sau.

Cậu tôi được chăm sóc như trứng mỏng từ nhỏ đến giờ, chuyện trong nhà một tay mẹ lo, cậu không biết làm gì ngoài việc đi học, đi làm. Rồi cậu tôi lấy vợ, một tay bà tôi và mợ tôi gánh, cậu chỉ việc thấy có vợ bên cạnh mà thôi. Ngày ông tôi bị bệnh nằm nhà thương, tôi hỏi cậu nhà thương nào, phòng nào, tình hình ông ra sao... thì cậu chần chừ và nói rằng hỏi má cậu cho chắc vì cậu không biết.

Vậy, trong đầu cậu biết những gì? Làm sao ông trách cậu được khi từ nhỏ đến giờ cậu tôi chưa hề thấy được cảnh ông tôi chăm sóc cho cha mẹ mình, cậu tôi chưa phải tận tay chăm sóc ai, vậy làm sao cậu có kinh nghiệm hay ý thức về việc chăm sóc chính cha mình.

Tôi cứ nghĩ, do cha mẹ yêu thương con và chiều con quá, làm mọi thứ cho con mà không nghĩ là đang làm hư con mình. Bây giờ ông trách cậu mà như trách mình, mọi chuyện do ông mà ra. Mà ông không còn lâu nữa hiện hữu bên cậu, vậy khi ông mất đi, cậu tôi sẽ mất đi một người đã chăm sóc cho mình, giờ chỉ còn mẹ. Mà rồi cậu có biết đường mà chăm bà không? hay mọi sự nhờ vợ mình.

lmhuong
Nguồn Vnexpress











Câu chuyện thứ 26:

Có một nho sinh ngồi bên cửa sổ học bài. Chợt nhìn ra sân nhà bên cạnh thấy một bà hàng xóm trộm cái váy mới của gia chủ phơi ngoài sân.

Gia chủ về thấy mất cái váy nhất quyết cho rằng bà hàng xóm ăn trộm của mình. Bà kia chối tội. Hai người làm một lễ ra đình làng thề trước thần hoàng làng: "Nếu ăn trộm thì chịu thần vật chết sau hai ngày".

Cả tuần sau bà ăn trộm vẫn sống phây phây. Vị nho sinh biết chuyện than rằng: "Thánh thần mới linh thiêng làm sao?".

Đêm hôm ấy, vị nho sinh đang ngủ, thấy có người gõ cửa bảo rằng: "Này ông trạng! Sau này ông đỗ trạng, ra làm quan, chẳng lẽ vì một cái váy mà xử chết một mạng người chăng?".










Câu chuyện thứ 27:

Có 1 ông lão cả đời thờ bồ tát và rất thành tâm, 1 hôm bồ tát hiện hình nói rằng, vì lòng thành tâm của con mà ta nói với con việc này, 2 canh giờ nữa sẽ có người là quân lính của nước kim đến giết con, và có thể con sẽ chết 1 cách rất đau đớn vì kiếp trước con đã giết người ta rất đau đơn, nên kiếp này người ta giết lại con, nếu con thoát nạn âu cũng là cái duyên cái phúc của con, còn không thì con cũng đừng oán trách người ta, sau đó bồ tát biến mất.



2 canh giờ sau đúng là có 1 người lính quân kim vào nhà ông ta thật, lúc đầu ông ta kinh hãi, dư mà xác định là do kiếp trước mình giết họ nên kiếp này có chết dưới tay họ cũng không có gì là hối tiếc, vì thế ông ta mang câu chuyện vừa gặp bồ tát kể cho người lính Kim kia nghe, người lính nghe song liền bảo thế thì kiếp này ta sẽ không giết ông nữa, vì cứ làm thế thì không biết bao giờ quy luật này mới hết, kiếp sau ông lại giết tôi





Câu chuyện thứ 28:
Gia đình bố cháu có tất cả bảy người con và bố cháu là con cả. Cuối năm ngoái và truớc tết đúng hơn 1 tháng, chú cháu đột nhiên bị nhồi máu cơ tim và mất sau vòng 1/2 tiếng vì không cấp cứu kịp. Thời điểm đó chú cũng vừa chuyển nhà được 3 ngày nên ai cũng tin rằng đó là do không hợp đất hay phong thuỷ. NGày tang của chú, cả nhà đi xem giờ mất và đã được cảnh báo là sẽ có nguời chết tiếp sau 1 tháng nữa nhưng vì nhà không mê tín nên không ai tin, và lại tang gia bối rối nên mọi ngưưừo nghe rồi để đấy. Mà 1 tháng 2 tuần nữa thì đúng là tết rồi thì khả năng đó xảy ra không có thực.

2 tuần sau đó lại đến lượt bố cháu vào bệnh viện do tự dưng yếu và đi lại không được phải vào bệnh viện chữa bệnh. Trong thời gian đó thì cả gia đình đã buồn khủng khiếp vì vừa mất đột ngột chú thứ hai.

Đúng 1 tháng (tức là đúng ngàythứ 30 của ngày chú thứ hai mất), chú thứ ba em bố cháu lại bị xuất huyết não. Dù được cấp cứu nhưng các bác sỹ cũng đành bó tay mặc dù cô cháu là giáo sư tiến sỹ y học đầu ngành đã nhờ những vị giáo sư nổi tiếng nhất để chữa nhưng cũng đành nhìn chú nhắm mắt xuôi tay. Cho đến lúc này, cả họ mới hoảng hồn nhớ lại lời tiên đoán của người xem tử vi đợt chú thứ hai mất tháng trước và thấy linh ứng. Mà trong lời tử vi đó thì còn mất tiếp đến 5 người nữa (gọi là gì đấy mà cháu đã quên mất rồi). Ngay tôố hôm đó, cả nhà cháu đã chia nhau ra để đi xem 3 thầy khác nhau thi đều cho ra 1 kết quả là mất tiếp 5 người nữa và 1 người nữa sẽ mất trước tết (tức là chỉ còn 2 tuần nữa). Lúc này thì cả họ đinh ninh rằng bố cháu sẽ là người mất tiếp theo vì chỉ duy có cụ là đang còn trong bệnh viện. Duy có một nguời thì nói rằng (đó cũng chính là người đoán đâầ tiên là sẽ có người mất tiếp ngay sau chú thứ 2 mất) rằng đó là nhà cháu bị tiền oan nợ kiếp chứ không phải họa trùng tang ???

Theo cháu hiểu thì tiền oan nợ kiếp và họa trùng tang là hoàn toàn khác nhau. Nhưng vì ngay lúc đấy nên cả nhà khong hiểu nên đã vái tứ phương để giải họa trùng tang. Và sau khi giải được họa trùng tang theo lễ nghi của chùa thì nhà cháu cũng bắt đầu yên tâm hơn. Nhưng chỉ được 1 tuần, bố cháu lại vào viện. THời điểm đấy đã là dịp áp tết lắm rồi và cả nhà cháu hoảng thật sự vì nếu như lời tiên đoán kia là linh ứng có nghĩa nhà cháu sẽ tiếp tục có người mất và phải chờ đoiự trong sự hoảng loạn vì không biết ai sẽ là người tiếp theo. Có thể người ngoài có thể cảm thấy cực kỳ buồn cười, nhưng với gia đình cháu lúc đấy là những tâm trạng yêu thương, lo lắng sợ sệt cực kỳ. Ai sau mình là người thân sẽ là nguời chết tiếp ? Liệu mình có là nguời chết tiếp hay không ? Đại loại là hoang mang vô độ. Lúc đó cô út cháu mới nhớ ra rằng hai cụ của cháu thì mới có cụ ông tìm được mộ qua cô Phan Thị Bích Hằng, (câu chuyện này cháu sẽ kể vào mục khác vì dài quá), còn cụ bà vẫn chưa tìm được mộ. Vì không phân biệt được giữa tiền oan nợ kiếp và nghiệp chướng hay gì gì mà cả nhà cháu đinh ninh răằn có thể vì thế mà các cụ phạt.

Thế là cả nhà cháu nhờ cô Phan Thị Bích HẰng về tìm mộ cụ và trong 1 ngày thì cô đã tìm được mộ cụ bà cho gia đình cháu. Cũng qua cô PHan Thị Bích Hằng thì mới gặp được ông nội cháu, ông trưởng tộc và cụ bà cháu nói lại rằng đấy không phải do ông bà gây ra cho con cháu vì ông bà (nguời quá cố) không bao giờ hại con hại cháu cả. Bản thân ông nội cháu đã phải lặn lội đi hỏi các "quan trên" để ngăn chặn những cái chết tiếp theo đến với gia đình cháu. Rồi cũng qua cô Bích Hằng thì nhà cháu nên đi gọi hồn ở nhà cô Đồng Mùi (Hải Dương), và điều ngạc nhiên là không hẹn mà gặp chính cô đồng Mùi chính là người xem cho gia dình cháu về cái chết đầu tiên của chú cháu và lại do anh rể cháu không hề quen cô Hằng xem qua cô Mùi nhưng vì ngại gia đình cháu là nhà khoa học nên không nói rõ.


Cả gia đình cháu đã thu xếp một buổi xuống Hải Dương gọi hồn. Và tại đây có những điều kỳ lạ lắm lắm là cháu được nói chuyện với ông nội cháu, cô vợ chú thứ hai của cháu đã mất và gâầ như ông cháu đã mất trước cả khi cháu ra đời nhưng ông vẫn vanh vách đọc đuợc tên của từng cháu (những người mà ông chưa hề biết mặt) và ông còn đọc tên của từng nguời đi trong doàn dòng họ nhà cháu.

Điều đáng nói ở đây là nhà cháu chưa hề biết cô Mùi bao giờ vì đến thời điểm đó cô hằng mới giới thiệu. Ông cũng nói rằng việc gia đình gần đây không phải do ông gây nên mà việc đó ông phải nhờ cụ tổ bảy dời của gia đình cháu lý giải. Lúc đó thì bọn cháu cũng đã được gặp cụ tổ bảy đời của mình. Cũng cần phải nói thêm là cách thức hoặc kiểu cách của cụ cháu và ông cháu cũng hoàn toàn khác nhau do lối ứng xử của từng thời đại. Do cụ bảy đơờ của cháu cũng làm quan nên khi cụ hóa thân thì cách giao tiếp, hút thuốc hay thậm chí uống nước cũng hoàn toàn khác hẳn cách của ông nội cháu. ông nội cháu cũng làm quan dưới triếu Nguyễn và là quan đốc học của toàn miền Trung nhưng do ông ở dưới thời Nguyễn và đã giao tiếp với người nước ngoài nên cách của ông cũng "tây" hơn nhưng vân mang cách thức của một nhà giáo.

Qua lời cụ tổ bảy đời (mà cụ nhập vào cô Mùi) nói rằng trước đây cụ cháu tên là Trần Quý Công Hữu ước, do cụ xử án oan sai cho một gia đình họ Hồ ở Quảng Ninh vì hế họ chết tất cả 7 người cả gia đình. Giờ gia đình người ta xuống âm đòi mình đền mạng. Chính vì thế mà gia đình cháu mới bị họa như vậy. Và kỳ lạ là tính ra đúng đủ số hàng chú rồi đến cháu trong nhà (chỉ tính đàn ông không tính đàn bà) thì tròn 7 người. Và các đời kế tiếp cũng phải gánh hậu quả của cụ chứ không chỉ mình đời này.

Ngẫm lại thì trong 3 đời gần nhất của gia đình cháu đều có sự gian truân về sự nghiệp. Cụ cháu (người mà cô Bích Hằng tìm thấy mộ) đang làm quan triều Nguyễn thì bị đứt gánh giữa chừng vì chế độ phong kiến sụp đổ. cụ có 3 nguời con trai thì người con cả bị treo cổ trong cải cách ruộng đất vì bị quy làm địa chủ dù nhà không ai làn ruộng mà còn giúp dân rất nhiều. Người con út của cụ chính là ông nội cháu cũng làm quan trong triều đình nhưng may làm quan đốc học cai quản 3 tỉnh miền Trung nên nguời xủ lý vụ cải cách ruộng đất nhận ra nên tha cho "thầy giáo" tội chết. hixhixx.

Bản thân ông nội cháu rất giỏi và đã được nhà nước mời ra làm việc nhưng ông không phục nên từ quan về nhà. BÀ nội cháu là con quan và đẹp có tiếng phải mở cửa hàng may quấn áo và bán dần đồ cổ để nuôi đàn con 7 người rất khó nhọc và vất vả. Ngay kể cả bố cháu cũng gian truân về sự nghiệp như đang làm phó tổng biên tập một tòa soạn báo có tiếng lại bị quy tội và chuyển ngành (mặc dù là chẳng có tội gì ngoại nói sự thật). Mặc dù chuyển sang ngành khác vẫn có chức vụ tương xứng nhưng những công lao trong ngành quân đội lại không được công nhận... Rồi việc bố cháu không có con trai, con của chú thứ hai lại bị đồng tính luyến ái... tất cả những việc đó là để trả nợ cho việc cụ bảy đời của cháu và gia tộc phải gánh. Và giờ đây là đến việc đòi mạng người... Cũng may gia đình cháu cũng còn phúc lớn nên đã nhờ cô Mùi và cô Hằng giải hạn. Dù vậy thì ông cháu cũng nói rằng phải đến đời sau bọn cháu, tưứ là khi nợ tiền oan nợ kiếp được trả hết thì đời con cháu của chúng cháu mới lại phất như cũ được.


Cháu kể câu chuyện trên đây để minh chứng là nghiệp chướng là có thật và vận đúng vào gia đình cháu. Chính vì thế cháu cũng nghiệm ra rằng ở đời cần tu nhân tích đức và năng đi chùa. Điều này thì khi ông cháu gọi hồn đã nói. Một việc khác là các cụ nhà mình dù có thác vẫn lo cho con cho cháu. Nên khi đi chùa, câu đầu tiên bao giờ cháu cũng thành tâm cầu phật cho ông bà tổ tiên sớm được siêu thoát. Khong biết là câu chuyện cháu kể trên đây hơi hoang đường nhưng đó là tất cả những gì cháu chứng kiến. Hi vọng đến một ngày nào đó thế giới người trần sẽ giải được những bí ẩn ở thế giới người âm và để chúng ta sống tốt hơn và nhân từ hơn trên trần thế này.


(st)

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Nghiệp chướng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghiệp chướng   Nghiệp chướng Asdasd10

Về Đầu Trang Go down
 
Nghiệp chướng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Anh, em và chiếc chuông gió......
» danh ngon @ chuong 2 ( van cam chi em fu nu nhe')
» 6 nguyên tắc giúp bạn chơi game chuyên nghiệp và vui vẻ hơn.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Trang chủ 4rum [X]Saint Bang :: Chia sẻ kinh nghiệm :: Chia sẻ bên lề-
Chuyển đến